KINH LĂNG GIÀ - Trang 95

- Giác đƣợc nhân và pháp Vô Ngã, liễu tri hai chƣớng phiền não và sở tri, lìa
hai thứ sanh tử phần đoạn và biến dịch, đoạn dứt hai thứ phiền não vô minh
và ái nghiệp, ấy gọi là tri giác của Phật. Thanh Văn, Duyên Giác đắc đƣợc
pháp này cũng gọi là Phật, do nhân

duyên này Ta thuyết Nhất Thừa.

Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Khéo biết hai vô ngã

Hai chƣớng phiền não dứt

Lìa hẳn hai sinh tử

Gọi là tri giác Phật.

Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng:

- Thế Tôn! Tại sao Thế Tôn nơi đại chúng nói lời nhƣ thế : " Ta là tất cả
Phật quá khứ và có đủ thứ thọ sanh. Xƣa kia Ta làm Mạn Đà Chuyển Luân
Thánh Vƣơng, voi lớn sáu ngà và chim Anh Võ, Thích Đề Hoàn Nhân, Tiên
nhơn Thiện Nhãn v.v...thuyết trăm ngàn quyển Kinh Thọ Sanh" nhƣ thế?

Phật bảo Đại Huệ:

- Do bốn thứ bình đẳng nên Nhƣ Lai Ƣng Cúng Chánh Đẳng Giác, nơi đại
chúng nói lời nhƣ thế : "Khi ấy Ta làm Phật Câu Lƣu Tôn, Phật Câu Na
Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp".

Thế nào là BỐN THỨ BÌNH ĐẲNG? Ấy là Tự đẳng, Ngữ đẳng, Pháp đẳng
và Thân đẳng. Vì bốn thứ bình đẳng này, nên Nhƣ Lai Ứng Cúng Đẳng
Chánh Giác ở trong chúng nói lời nhƣ thế.

- Thế nào là TỰ ĐẲNG? Là danh tự xƣng Ta là Phật, cũng xƣng tất cả chƣ
Phật, mà tự tánh của danh tự chẳng có sai biệt, ấy gọi là Tự Đẳng.

- Thế nào là NGỮ ĐẲNG? Ta dùng sáu mƣơi bốn thứ Phạm âm hiển bày
tƣớng ngôn ngữ, các bậc Nhƣ Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác cũng dùng
sáu mƣơi bốn thứ Phạm âm hiển bày tƣớng ngôn ngữ nhƣ thế, chẳng thêm,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.