KINH LĂNG GIÀ - Trang 96

chẳng bớt, chẳng có sai biệt. Tánh Phạm âm vi diệu nhƣ Ca Lăng Tần Già,
gọi là Ngữ Đẳng.

- Thế nào là THÂN ĐẲNG? Nói thân Ta với pháp thân chƣ Phật, sắc thân
và tƣớng tốt chẳng có sai biệt, trừ khi vì điều phục các loại chúng sanh sai
biệt, mới thị hiện mỗi mỗi sắc thân sai biệt, ấy gọi là Thân Đẳng.

- Thế nào là PHÁP ĐẲNG? Nói Ta và chƣ Phật đều dùng Pháp Bồ Đề Phần
ba mƣơi bảy Phẩm, lƣợc thuyết trí vô chƣớng ngại của Phật Pháp, gọi là
Pháp Đẳng. Gọi chung là bốn thứ pháp bình đẳng. Cho nên Nhƣ Lai Ứng
Cúng Đẳng Chánh Giác ở trong đại chúng nói lời nhƣ thế.

Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Ca Diếp, Câu Lƣu Tôn,

Câu Na Hàm là Ta.

Dùng bốn pháp bình đẳng

Vì Phật tử thuyết pháp.

Đại Huệ bồ tát lại bạch Phật rằng:

- Nhƣ Thế Tôn sở thuyết :" Ta từ đêm kia đắc Tối Chánh Giác, cho đến đêm
kia nhập Niết Bàn, ở nơi khoảng giữa đó chẳng thuyết một chữ, cũng chẳng
phải đã thuyết, chẳng phải sẽ thuyết, nói "chẳng thuyết là Phật thuyết". Thế
Tôn! Nhƣ lai Ứng Cúng Đẳng

Chánh Giác vì sao nói "Chẳng thuyết tức là Phật thuyết?".

Phật bảo Đại Huệ:

- Ta vì hai pháp nên nói nhƣ thế. Thế nào là hai pháp? Là Duyên Tự Đắc
pháp và Bổn Trụ pháp, gọi là hai pháp. Do hai pháp này nên ta nói nhƣ thế.

- Thế nào là DUYÊN TỰ ĐẮC PHÁP? Là pháp do chƣ Nhƣ Lai chứng đắc,
Ta cũng chứng đắc, chẳng thêm chẳng bớt. Cảnh giới cứu cánh của Duyên
Tự Đắc pháp lìa hai tƣớng ngôn thuyết và văn tự, chỉ có thể tự đắc, tự biết,
nên gọi là Duyên Tự Đắc pháp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.