bệnh đứt gân máu như người phương Tây.
Đọc bài 25 thiên Tiên tiến (Luận ngữ) thấy Khổng tử cũng muốn như Tăng
Tích, cuối mùa xuân, cùng với một nhóm thanh niên và em bé dắt nhau đi
tắm sông Nghi rồi lên hứng mát ở đền Vũ Vu, vừa đi vừa hát, tôi có cảm
tưởng rằng nếu sống đồng thời với nhau thì Khổng, Lão có thể là bạn thân
của nhau được. Chí hướng, tâm hồn hai nhà như nhau, chỉ khác là Lão tử là
một triết gia thuần tuý, còn Khổng tử vừa là triết gia vừa là một chính trị gia
nên có óc thực tế hơn: bảo phải “dĩ trực báo oán” (Hiến vấn – 38), về chính
trị thì như vậy là phải, mà về tình người thì như vậy không cao bằng Lão tử:
“dĩ đức báo oán”. So sánh chương 77 của Lão với bài 1 thiên Quí thị của
Khổng, ta còn thấy thái độ của hai nhà hơn nữa. Cùng là nghĩ tới người
nghèo, cùng mong có sự quân bình trong nước, Lão tử với tư cách đạo đức
gia than thở: “ai là người có dư mà cấp thêm cho người thiến thốn trong
thiên hạ đây”; còn Khổng tử với tư cách một chính trị gia nghĩ tới bốn phận
của nhà cầm quyền: “người có nước có nhà
, không lo ít người mà lo
không được quân bình, không lo nghèo mà lo không được yên ổn”.
Từ đầu thế kỉ XVIII, các nhà truyền giáo Ý, Pháp, Y Pha Nho… đã phát giác
ra học thuyết Lão tử cho người phương Tây biết. Nhưng qua thế kỉ sau họ
mới dịch Đạo Đức kinh và từ đó các bản dịch, các bài phê bình mỗi ngày
một nhiều. Đạo Đức kinh thành tác phẩm của Trung Hoa được phổ biến nhất
châu Âu, bỏ xa Tứ thư, Ngũ kinh, cả thơ Lí Bạch nữa, một phần lớn vì thể
văn cô động như châm ngôn với ý nghĩa vừa bí hiểm, vừa ngược đời của Lão
tử. Đại đa số độc giả phương Tây thời trước vì hiếu kì mà đọc. Gần đây, từ
sau thế chiến thứ nhì, họ hiểu Lão tử hơn và muốn tìm trong Đạo Đức kinh
một phương thuốc trừ cái tật hăm hở hưởng thụ, quá ham tiến bộ, sống trái
thiên nhiên của họ.
Max Kaltenmax, trong phần kết cuốn Lao Tseu bảo thời đại chúng ta ở Âu
Mĩ, nhiều người thích thuyết vô vi, hư tĩnh của Lão tử, mà xét cho cùng, thái