Chương này xét về phép dưỡng sinh, ý nghĩa có chỗ rất tối, gây ra rất nhiều
cách giải thích.
Bốn chữ đầu: “Xuất sinh nhập tử”, có thể hiểu là: sinh thì gọi là ra, chết thì
gọi là vô; hoặc ra đời gọi là sống, vô đất gọi là chết; hoặc: từ đạo mà ra gọi
là sống, vào [trở về] đạo gọi là chết; hoặc con người ra vào chỗ sinh tử…
Năm chữ cuối: “dĩ kì vô tử địa”, có thể hiểu là “tại không có chỗ chết”, hoặc
“không tới chỗ chết”, “không vô chỗ chết”, “tự mình không gây ra cái chết
cho mình”…
Hai chỗ đó, hiểu cách nào thì đại ý cũng không khác nhau bao nhiêu. Chỉ có
câu thứ nhì: “Sinh chi đồ thập hữu tam… động chi tử địa” là có nhiều cách
hiểu khác hẳn nhau, vì ba chữ “thập hữu tam”.
Chúng tôi đã thấy trên mười cách dịch, có thể chia làm ba nhóm:
- Nhóm thứ nhất, ít nhất, đại biểu là Max Kaltenmark (tr.77). Không hiểu
Kaltenmark căn cứ vào bản nào mà hiểu là: một phần mười là sống, một
phần mười là chết. Nguyên văn bản đó là “thập hữu nhất” chăng?
- Nhóm thứ nhì, khá đông, hiểu “thập hữu tam” là 13. Và giảng: có 13 đường
sống, có 13 đường chết, hoặc 13 đồ đệ của sự sống, 13 đồ đệ của sự chết. Có
nhà bảo con số 13 đó trỏ tứ chi (2 chân, hai tay) và chín lỗ (tai, mắt, mũi,
miệng… trên thân thể); có nhà lại bảo là 13 nguyên nhân của đạo sống: hư,
vô, thanh, tĩnh, nhu, nhược, từ, kiệm, bất cảm vi thiên hạ tiên, tri túc, tri chỉ,
bất dục đắc, vô vi, toàn là những đức đề cao trong Đạo Đức kinh. (Nếu
nguyên văn là nhị thập tam
thì chúng ta có thể kiếm thêm 10 đức nữa
cho đủ số, chẳng hạn: phác, thuận tự nhiên, khí trí, khứ xa, vô dục…).
- Nhóm thứ ba, đông hơn hết, cho chữ hữu 有 (trong thập hữu tam) nghĩa
như chữ chi 之 và hiểu là: 10 người thì có 3.