Khéo dựng thì không thể nhổ lên được, khéo ôm thì không thoát ra được, con
cháu mà khéo dựng, khéo ôm thì việc tế tự [tôn miếu, xã tắc] sẽ đời đời
không dứt. Lấy đạo mà tu thân thì đức sẽ đầy đủ; lấy đạo mà lo việc nhà thì
đức sẽ có dư; lấy đạo mà lo việc làng xóm thì đức sẽ lớn ra; lấy đạo mà lo
việc nước thì đức sẽ thịnh; lấy đạo mà lo việc thiên hạ thì đức sẽ phổ cập.
Lấy thân mình mà xét thân người, nhà mình mà xét nhà người, làng mình mà
xét làng khác, nước mình mà xét nước khác, thiên hạ ngày nay mà xét thiên
hạ thời xưa và thời sau. Làm sao ta biết được thiên hạ thế này hay thế khác?
Là do lẽ đó.
Câu đầu: dựng và ôm là
nói dựng đạo, ôm đức ở trong lòng, nên mới
không nhổ được, không tuột ra được; còn dựng ôm những cái khác như dựng
cột, ôm đồ vật thì đều có thể nhổ được, tuột ra được. Việc tế tự không dứt là
xã tắc, tôn miếu còn hoài.
Chữ bang trong đoạn thứ nhì là chép theo nguyên bản. Đời Hán, kiêng tên
Lưu Bang mới đổi bang ra quốc; nên phục hồi lại nguyên bản.
Chương này ngờ là của người đời sau viết, chịu ảnh hưởng ít nhiều của
Khổng giáo, cho nên mới nói đến việc tế tự, nhất là mới có chủ trương gần
như tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
55
含德之厚,⽐於⾚⼦。毒蟲不螫,猛獸不據,攫⿃不搏。⾻弱,筋柔
⽽握固,未知牝牡之合⽽朘作,精之⾄也。終⽇號⽽不嗄,和之⾄
也。
知和⽈常,知常⽈明。益⽣⽈祥。⼼使氣⽈强。物壯則⽼,是謂不
道,不道早已。