Juventud Rebelle ở Havana, Saramago nói, “Tôi không hề xa rời Cuba. Tôi
vẫn là một người bạn của Cuba”.
[325]
Tên thực sự của chức vụ mà Gonzalez nắm giữ l “chủ tịch
chính phủ”, nhưng trong tiếng Anh, người nắm giữ vị trí này luôn được gọi
là “thủ tướng”. Cách gọi này sẽ được lựa chọn sử dụng ở đây.
[326]
Jose Barrionuevo, Bộ trưởng nội vụ của Chính phủ Gonzalez,
và Rafael Vera, Bộ trưỏng an ninh bị kết án lần lượt là 11 năm tù và 7 năm
tù.
[327]
Eloy Gutierrez Menoyo sinh ra ở Madrid năm 1935 trong một
gia đình có bố mẹ là người theo đảng Cộng hoà di cư sang Cuba khi
Gutierrez còn nhỏ. Sau đó, ông cầm súng chống lại ché độ độc tài Batista
với tư cách là thành viên của Mặt trận dân tộc Escambray thứ hai (SFNE),
tổ chức không liên quan đến phong trào 26/7 của Fidel Castro. Trong
SFNE, Gutierrez giữ chức tư lệnh, nhưng sau chiến thắng của Cách mạng,
ông ta từ chối chấp nhận những phương châm của Cách mạng và năm 1961
thì sang Mỹ. Năm 1965, ông ta bí mật trở về và tham gia cuộc chiến bấn
thỉu chống Cách mạng, ông ta bị bắt và bị phạt tù 22 năm. Khi được ra tù,
ông ta sang sinh sống ở Miami và thành lập một tổ chức gọi là Thay đổi
Cuba chuyên vận động hành lang cho các cuộc đối thoại giữa Castro và lực
lượng đối lập. Năm 1995, ông ta quay lại hòn đảo và gặp Castro. Mùa hè
năm 2003, lúc này gần như đã bị mù hoàn toàn, Gutierrez đến Cuba nghỉ hè
và tuyên bố sẽ ở lại Cuba để “đấu tranh cho một không gian chính trị” và
một tiếng nói trong nền chính trị Cuba.
[328]
Đảng PSOE dưói sự lãnh đạo của Felipe Gonzalez nắm quyèn ở
Tây Ban Nha trong 14 năm từ 1982 đến 1996. Trong giai đoạn này xuất
hiện một loạt các bê bối liên quan đến tham nhũng và lạm dụng quyền lực,
điều này khiến dư lận nhiều lần lên tiếng cảnh báo: Vụ Filesa, vụ Ibercorp,
vụ nghe trộm điện thoại CESID, vụ ám sát các thành viên của GAL, vụ biển
thủ công quỹ, và vụ tham nhũng của Luis Roldan và Juan Guerra... Trong
thời gian này, Tây Ban Nha trải qua một giai đoạn mà các nhà báo gọi là