thầy pháp) trong truyện cổ tích Ba Tư.
Tiếng Anh trong nguyên bản.
Tạm dịch: Em dù có đi đâu... dù có tìm đâu... thì cũng chỉ vì anh thôi.
Bá tước La Pérouse, nhà hàng hải Pháp (1741 - 1788), được vua Louis
XVI trao cho chỉ huy một cuộc thám hiểm các hòn dào trên Thái Bình
Dương. Ông chết trong một vụ đắm tàu.
Tên một vở kịch của
Corneille, từ giữa thế kỷ 17 ở Pháp.
Tác giả nhắc đến nhân vật
Princhard, một hạ sĩ, vốn là một thầy giáo dạy môn sử địa, tình nguyện
nhập ngũ như Bardamu, cùng nằm bệnh viện tâm thần. Xin đọc lại trang
118.
Một loại bánh ga tô có rắc nho và tưới rượu rum.
Cayenne: thủ phủ “Guyane thuộc Pháp”, ở Nam Mỹ, nằm giữa Bra-xin
và Xu-ri-nam. Hồi cuối thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19, Cayenne là nơi tù đầy
của các chính trị phạm, mà người ta mệnh danh là “cái máy chém khô”;
đến giữa thế kỷ 19 đế quốc Pháp lập lại nhà tù ở đây, bị phản đối rất dữ;
mãi đến năm 1938, nhà tù này mới thực sự bị bãi bỏ.
Nguyên văn:
Demi-sel, nghĩa đen là bơ hay pho mát nhạt muối, chỉ mặn khoảng 2%;
nghĩa bóng là: kẻ giả bộ tự do phóng khoáng, tên chủ chứa không phải chỗ.
Cũng có chỗ giải thích là một thứ hoạn quan.
Jean de La Bruyère
(1645-1696), nhà văn cổ điển Pháp. Ông chỉ viết một cuốn sách mà thành
bất tử. Đó là cuốn: Les caractères de Théophraste, traduits du grec, avec
les moeurs de ce siècle (Những tính cách, tác phẩm của Théophraste, dịch
từ tiếng Hy Lạp, kèm theo những tính cách và phong tục của thế kỷ này).
Sách được ra đời năm 1688, sau mười năm viết và mười năm sửa chữa bổ
sung. Sách được người đương thời rất hoan nghênh và ngay khi ông còn
sống đã phải in đi in lại tới chín lần. Tuy gọi là sách dịch nhưng phần dịch
không được chú ý bao nhiêu bằng phần ông viết thêm, thêm mãi mỗi lần in.
Nôi dung trào phúng, phê phán phong hóa suy đồi, chỉ trích những cái rởm
của xã hội thượng lưu và nêu lên những suy nghĩ về các vấn đề lớn của xã
hội đương thời. Xin lưu ý: Théophraste nói đây là nhà triết học,Hy Lạp ở
thế kỷ thứ III; không phải Théophraste Renaudot là nhà báo và nhà y học
Pháp (1586 - 1653) mà cuốn sách này của Céline được Giải thưởng văn
học mang tên ông.
Về nhân vật Alcide, xin đọc lại trang 269-286.