bầy tôi của nhà Ân mà nổi dậy diệt nhà Ân lập nhà Chu là đúng đạo, không
bị chê cười là không kính thuận, Hán Cao Tổ là bầy tôi của nhà Tần mà
nổi dậy diệt nhà Tần thì không bị bàn tán là làm mất khí tiết.
Tân, Quý: Tân là vua Trụ của nhà Ân, Quý là vua Kiệt của nhà Hạ,
là vua tàn bạo thời xưa.
Nghĩa ‘tam xu’: tức nghĩa tha chết, ngày xưa vua đi săn bắn, bao vây
ba phía mà đuổi con thú, để một phía còn lại cho nó chạy, biểu thị lòng
nhân không nỡ bắt giết, ‘tam xu’ là ‘đuổi ba phía’ vậy.
Đạo quyền biến cũng quá: mọi việc đều tùy lúc mà làm, nhưng lúc
này không thể tùy lúc nữa, ý nói tội của Tôn Hạo không thể quyền biến mà
tha được.
Vũ Liệt Hoàng Đế: chỉ Tôn Kiên, được Tôn Quyên truy tặng thụy là
Vũ Liệt Hoàng Đế.
Miền Kinh Nam: tức vùng phía nam của Kinh Châu.
Di Nghệ: tức Hậu Nghệ, là vua chư hầu thời nhà Hạ, nổi tiếng thiên
hạ thời ấy, bắn tên rất giỏi.
Đất Tương Tây: đất phía tây sông Tương thuộc Kinh Châu.
Nhà Hán: ý chỉ nhà Thục Hán. Lưu Bị xưng Đế ở đất Thục, đặt hiệu
là Hán có ý thay nhà Hán, không xưng là Thục vậy.
Đất Dung Thục: tức đất Dung, đất Thục ở phía tây Kinh Châu, ý nói
vùng Hán Trung, Ích Châu.
Xe nhẹ ruổi ở miền nam, xe lớn nghỉ ở bãi bắc: xe nhẹ cho sứ giả
ngồi, xe lớn cho tướng sĩ ngồi. Ý nói phía nam vỗ về người rợ, phía bắc
đóng quân phòng bị quân Ngụy, ở yên không có giao tranh.
Không có đồ thang mây của Công Du Ban cho nên Trí Bá bị hại ở
rãnh ao, Sở Tử phải đắp thành để vây, Yên Tử phải dẫn quân vượt sông về
phía tây: Công Du Ban là thợ giỏi thời Xuân thu làm ra các đồ dùng có ích,
cho nên Trí Bá, Sở Tử, Yên Tử không có đồ dùng có ích thì gặp khó khăn
khi đánh trận.